Tại sao vợ chồng nên đi ngủ cùng lúc?

0
501
Một số chuyên gia khuyên vợ chồng nên ngủ cùng lúc, ít nhất vài ngày mỗi tuần. Ảnh: Bustle.
Một số chuyên gia khuyên vợ chồng nên ngủ cùng lúc, ít nhất vài ngày mỗi tuần. Ảnh: Bustle.

Nếu bạn đời đã lên giường thì bạn cũng nên như vậy, nhà trị liệu hôn nhân Mỹ cho biết.

Oliver và Jaymee, người Mỹ đã ở bên nhau được 20 năm và là cha mẹ của hai thiếu niên. Anh Jaymee luôn díu mắt lúc lúc 21h30. “Cuối cùng tôi cũng sẵn sàng để bắt đầu buổi tối, còn anh ấy đã ngủ”, chị Oliver phàn nàn. “Tôi không cưỡng cơn buồn ngủ được”, Jaymee phản bác.

“Tôi cầu xin Oliver thay đổi giờ ngủ nhưng anh ấy không làm được, khiến tôi cảm giác như anh đang tránh trên giường với tôi. Đó chính xác là cảm giác của tôi”, Oliver kể. 

Vì không ngủ cùng lúc trong thời gian dài nên mối quan hệ của Oliver và Jaymee “khô hạn” và gần đây họ phải tìm đến chuyên gia trị liệu hôn nhân để cứu vãn.

Có lẽ một trong những khía cạnh thiêng liêng nhất của việc trở thành vợ chồng là thời gian ấm áp, thân mật mà bạn dành cho nhau trước khi chìm vào giấc ngủ. Nhà trị liệu hôn nhân Erin Leyba (Mỹ) viết trên tờ Tâm lý học ngày nay, tin rằng nếu bạn đời của bạn ở trên giường thì bạn cũng nên như vậy. 

“Có nhiều cách để duy trì sự thân mật trong mối quan hệ và bày tỏ lòng biết ơn với vợ/chồng mình, nhưng một trong những thói quen dễ dàng thực hiện là đi ngủ cùng một lúc, ít nhất vài đêm một tuần, để có nhiều thời gian kết nối với nhau”, Erin nói.

Chuyên gia về thuốc ngủ và nhà tâm lý học lâm sàng, bác sĩ Wendy Troxel (Mỹ) đồng ý, nhấn mạnh rằng “đối với nhiều cặp vợ chồng, thời gian trước khi đi ngủ đôi khi là quý giá nhất và quan trọng nhất trong ngày”. Các nghiên cứu của Troxel cho thấy các cặp cũng báo cáo xung đột hôn nhân nhiều hơn, cô đơn và sex ít hơn khi không ngủ chung.

Tuy nhiên, đi ngủ cùng lúc không hoàn toàn phải có quan hệ tình dục. Troxel lưu ý rằng “sự gần gũi về thể chất, ngay cả khi không có ‘chuyện ấy’, sẽ kích thích hormone oxytocin, giúp giảm căng thẳng và thúc đẩy kết nối”. 

Một nghiên cứu gần đây của Troxel cũng cho thấy đối với phụ nữ, đi ngủ cùng lúc với đối tác là đặc biệt quan trọng. Các chuyên gia tìm ra có sự tương thích giữa việc các chị em tương tác với chồng tích cực hơn ngày hôm sau, nếu được ngủ cùng lúc ngày hôm trước. “Phụ nữ nhạy cảm hơn khi mối quan hệ tốt hoặc xấu nên có thể thấy được qua giấc ngủ ngày hôm trước của họ”, Troxel nói.

Nghiên cứu của Viện Gottman cũng cho thấy, nhiều cuộc hôn nhân kết thúc do mất kết nối và sự thân mật – đặc biệt là 10 -12 năm sau khi bên nhau. Không ngủ cùng tạo ra cảm giác cô đơn và dần xa cách về mặt cảm xúc và thể xác.

Dưới đây là ưu điểm khi vợ chồng ngủ cùng lúc:

1. Chuyện chăn gối

Khi một cặp vợ chồng trò chuyện sau khi làm chuyện chăn gối, cơ thể họ giải phóng oxytocin – chất có liên quan đến sự gần gũi, hài lòng và tin tưởng. Chuyện chăn gối rất cần thiết cho một mối quan hệ và sự thỏa mãn tình dục. Việc giải phóng oxytocin cũng giúp các đôi có nhiều khả năng chia sẻ những cảm xúc tích cực với nhau.

Đây là thời gian hoàn hảo cho mọi người nói về mối quan hệ, tương lai, công việc, trường học, bạn bè, con cái… Mọi thứ sẽ rõ ràng hơn, tình yêu của vợ chồng khăng khít hơn nhờ những cuộc trò chuyện này.

2. Lịch sinh hoạt

Đi ngủ cùng lúc với đối tác đảm bảo cả hai có chung một lịch sinh hoạt, không thức quá khuya, tốt cho sức khoẻ. Để làm được điều này thì trước đó cả hai đã chia sẻ các công việc gia đình, con cái, điều này làm tăng sự hài lòng trong mối quan hệ với nhau.

Nếu có một đối tác đi ngủ muộn, sẽ tăng nguy cơ làm phiền người đã ngủ. Lâu dần có thể gây tức giận, khiến mối quan hệ căng thẳng.

3. Sự thân mật

Ở cùng nhau trên giường cho phép các đôi chia sẻ sự tiếp xúc cơ thể, âu yếm nhau, giúp giảm huyết áp và lo lắng, cải thiện cơn đau… Trong không gian tối, yên tĩnh đó, cũng dễ để bạn hoặc người ấy nói về những điểm mạnh/yếu của mình, cũng như niềm vui và căng thẳng. 

Trên hết, các hóa chất hạnh phúc được giải phóng trong cơ thể bạn giúp hai bạn có một đêm ngon giấc. Ngày hôm sau bạn thức dậy với một cảm giác tích cực và sảng khoái. Một ngày mới vui vẻ và năng suất trong công việc hơn, đều có liên quan tới buổi tối hôm trước.

4. Ngăn chặn thói quen đêm khuya tiêu cực

Có câu nói “không có gì tốt xảy ra sau nửa đêm?”. Cho dù đó là vì công việc hay giải trí thì thức khuya đều gây bất lợi cho sức khỏe. Nó không chỉ dẫn đến một giấc ngủ không ngon, thiếu ngủ và giảm năng suất lao động, nó còn cho phép các thói quen đêm muộn như ăn vặt, tăng cân…

Tuy nhiên, một số cặp ngủ riêng hoàn toàn không phản ánh tình trạng mối quan hệ của họ. Tất cả chỉ vì thói quen, hay các lý do khác như có người bạn đời ngủ ngáy, gác chân, thường xuyên đi vệ sinh đêm, hoặc một người khó ngủ, chỉ muốn một mình một giường. Họ đặt giấc ngủ lên ưu tiên hàng đầu.

Bảo Nhiên (Theo Psychologytoday, Bustle)