Là vị đại thần có công trung hưng nhà Thanh, không những văn võ song toàn, Tăng Quốc Phiên còn mang trong mình những tố chất của người sẽ làm nên đại sự.
Muốn ở ngôi cao, đừng quản việc nhỏ
Khi Tăng Quốc Phiên mới nhậm chức ở Hàn Lâm Viện, cấp trên của ông tổ chức mừng thọ cho cha, mời ông đến tham dự. Lúc ấy Tăng Quốc Phiên mới làm quan, bổng lộc cũng rất ít, cuộc sống khá thiếu thốn, không có tiền để chuẩn bị lễ vật đi dâng quan trên. Hơn nữa, ông cũng cực kỳ ghét những buổi tiệc thực chất là để vơ vét như thế này. Vì vậy ông nhất quyết không đi. Viên quan kia rất tức giận.
May mắn rằng lúc đó Tăng Quốc Phiên nhờ tài năng của mình thăng liền mấy cấp, rất được trọng dụng, viên quan kia dù giận như thế nào cũng chỉ biết ngậm bồ hòn làm ngọt.
Nhưng sau đó, Tăng Quốc Phiên mắc lỗi, hạ liền mấy cấp, lại về dưới quyền của viên quan kia. Không lâu sau, ông ốm nặng, xin phép ở nhà tu dưỡng. Biết là cơ hội báo thù đã đến, viên cấp trên kia liền quát mắng rằng: “Ngươi mới bị giáng chức, lại ngay lập tức đã xin nghỉ, không chăm chỉ làm việc, ngươi xem thường ta sao?”. Tăng Quốc Phiên đành phải tiếp tục lo công việc trong lúc đau bệnh.
Chỉ cần có cơ hội là viên quan kia lại quát mắng, vạch lỗi của ông. Dùng lời nói xấu đi dèm pha ông ở khắp nơi. Tăng Quốc Phiên coi như không có gì xảy ra, vẫn một lòng một dạ làm tốt công việc của mình. Sau này, lập được đại công, quyền cao chức trọng, ông cũng chẳng thèm để ý tới viên cấp trên đã làm khó mình khi xưa. Đây mới quả thực là con người mạnh mẽ, làm được đại sự.
Ông nói: “Kẻ sĩ có ba thứ không đấu: Không đấu danh với quân tử, không đấu lợi với tiểu nhân, không so khéo với trời đất”.
Đối với bậc tiểu nhân và những việc nhỏ nhặt, nếu cứ so đo thì vừa lãng phí thời gian lại lãng phí cả trí lực. Dây dưa, so đo với bọn chúng không giải quyết được gì. Sao không dùng thời gian và trí lực đó để rèn luyện bản thân, làm đại sự.
Không đấu đá, so đo còn có thể giảm bớt địch nhân, không lo bị người khác hãm hại, tiết kiệm thời gian và cũng giúp ta an nhiên. Thử hỏi, nếu lúc nào cũng lo hại người và phòng người hại, thấp thỏm không yên, vậy cuộc sống còn gì thi vị?
Không bận tâm những việc nhỏ nhặt, không đấu lợi với tiểu nhân, dồn sức làm việc lớn, trong 9 năm ông thăng liền 10 cấp, lập nên đại công danh.
Giữ lòng không tham, làm nên đại sự
Trong sách cổ có chép lại rằng, năm xưa có người nông dân cứu được một con rắn thần. Để đền ơn cứu mạng, con rắn sẽ đáp ứng những yêu cầu mà người nông dân đưa ra.
Ban đầu, người nông dân chỉ xin cơm ăn áo mặc thường ngày. Về sau, lòng dạ hắn càng ngày càng tham lam, muốn làm quan, rồi phải là đại quan trong triều. Chưa thỏa mãn, hắn còn muốn trở thành hoàng đế. Lúc này, rắn biết rằng lòng tham của kẻ này là vô hạn, liền ngay lập tức cắn chết người nông dân.
Hôm nay, mọi người thời gian dần qua đem lòng người không đủ rắn nuốt tướng viết trưởng thành tâm không đủ rắn nuốt voi đến ví von người lòng tham vĩnh viễn sẽ không thỏa mãn, tựa như rắn lòng tham rất lớn cuối cùng nghĩ nuốt voi.
Tham lam ở đây, chính là đòi hỏi, mong cầu những thứ mà mình không cần. Tham lam mang đến rất nhiều tai họa. Vì tham mật mà ruồi chết, tham mồi mà hổ chết. Người cũng vậy, càng tham lam, đánh cược càng lớn, mất đi càng nhiều.
Năm xưa Tăng Quốc Phiên dẹp loạn, cũng nhờ giữ cho lòng không tham. Ông không vì ham công lớn mà làm hỏng đại sự. Cảm giác đánh được thì đánh, không đánh được thì rút quân. Thấy có lợi dễ dàng thì sẽ nghi ngờ, biết điểm dừng ở đâu. Khi có thành quả thì chia sẻ cho những kẻ dưới quyền. Nhờ giữ được lòng trung chính, ông đã lập nên đại công, trở thành đại danh thần có công trung hưng nhà Thanh.
Lê Dương Theo Trí thức trẻ/Sound of hope